Tái phẫu thuật mũi
Tái phẫu thuật mũi
Tái phẫu thuật mũi, luôn cần phải suy nghĩ quyết định
cẩn thận hơn so với phẫu thuật mũi lần đầu.
Tái phẫu thuật mũi, luôn cần phải suy nghĩ quyết định
cẩn thận hơn so với phẫu thuật mũi lần đầu.
Tái phẫu thuật mũi là trường hợp sau khi đã phẫu thuật thẩm mỹ mũi lần đầu tiên, nhưng do không hài lòng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nên cần phải thực hiện phẫu thuật lại.
Tái phẫu thuật có độ khó cao hơn phẫu thuật lần đầu tiên do có nhiều trường hợp đa dạng không phổ biến như tổ chức mô mềm bị nhiễm trùng, bị biến đổi sau lần phẫu thuật đầu tiên. Do vậy, trước khi phẫu thuật cần phải có những phân tích chính xác, bác sĩ giàu kinh nghiệm về phẫu thuật mũi.
Hơn nữa, cũng phải kiểm tra thật kỹ càng về khả năng có thể tái phẫu thuật với xác suất hiệu quả cao hay không dựa trên các bí quyết, kinh nghiệm phẫu thuật chuẩn xác có thể phân tích đồng thời cả về mặt chức năng lẫn mặt thẩm mỹ.
CHECK 01
Có khả năng phân tích chính xác bằng 3D-CT không?
CHECK 02
Có phải là bệnh viện giàu kinh nghiệm về phẫu thuật mũi không?
CHECK 03
Có công nghệ kỹ thuật phẫu thuật chi tiết, chuẩn xác không?
CHECK 04
Có trang bị hệ thống cấp cứu, an toàn không?
Trường hợp bình thường
Khoảng 6 tháng sau phẫu thuật lần đầu tiên, sau khi toàn bộ các tổ chức mô mềm đã mềm thích hợp cho việc tái phẫu thuật.
Trường hợp xuất hiện chứng nhiễm trùng
Đầu tiên cần phải tiến hành xử lý nhiễm trùng bằng cách như loại bỏ vật độn cũ, và sau khi tình trạng nhiễm trùng đã ổn hơn thì có thể tiến hành tái phẫu thuật mũi một cách an toàn.
Tuy nhiên !
Tùy theo loại phẫu thuật và tình trạng tổ chức mô mềm mà có thể tiến hành tái phẫu thuật trong thời gian sớm hơn. Tốt nhất nên đến viện để được thăm khám và tư vấn chính xác với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Vào năm 2013, khi luận văn tạo hình mũi hàm hô, tạo hình mũi sau phẫu thuật hai hàm 3D-CT được đăng trên tạp chí danh giá nhất PRS [Plastic and Reconstructive Surgery Global Open] và đã giúp đội ngũ y bác sĩ của Viện thẩm mỹ Braun được công nhận và nhận được sự chú ý của toàn thể y bác sĩ trên toàn thế giới về kỹ thuật thẩm mỹ tạo hình mũi tiên tiến chỉ có tại Braun.
Tính hữu dụng của 3D CT trong phẫu thuật tạo hình mũi năm 2011
Phẫu thuật tạo hình mũi của bệnh nhân bị gãy xương sử dụng 3D CT năm 2012
Phẫu thuật tạo hình mũi sử dụng 3D CT năm 2013
Tạo hình mũi hàm hô, tạo hình mũi sau phẫu thuật hai hàm 3D-CT năm 2014
Tái phẫu thuật mũi sử dụng 3D CT năm 2015
Từ khâu tư vấn trước phẫu thuật đến quá trình chăm sóc hậu phẫu, bệnh nhân đều có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa phụ trách. Các bác sĩ viện trưởng Braun đã trực tiếp phát minh các phương pháp phẫu thuật đại diện của tạo hình mũi Braun như: Thẩm mỹ mũi 3D-CT, thẩm mỹ không độn vật liệu, thẩm mỹ mũi hàm hô…
Lý do vì sao cần chụp 3D-CT khi phẫu thuật mũi mà các bác sĩ chuyên khoa tạo hình mũi của Viện thẩm mỹ Braun đề cập:
Chúng tôi sẽ mang đến một chiếc mũi an toàn và đẹp nhất thông qua việc phân tích chính xác thông qua chuơng trình 3D-CT chuyên dụng trong tạo hình mũi.
Chúng tôi sẽ thực hiện phân tích 3D tình trạng tổng thể, kích thước, hình dạng và sự bất đối xứng của xương mũi, sụn vách mũi và tổ chức mô mềm, những vấn đề không thể phân tích được nếu chỉ tư vấn chung chung. Đặc biệt, trong trường hợp tái phẫu thuật, chúng tôi có thể kiểm tra được hình dạng và điểm bất thường của vật độn như silicon và kiểm tra các vấn đề chức năng như độ lệch của vách ngăn mũi để có thể thiết lập kế hoạch phẫu thuật chính xác và an toàn hơn cho bệnh nhân.
Trường hợp bị bóng lộ nhìn thấy silicon qua da đầu mũi mỏng
Trường hợp sống mũi lệch và hai bên lỗ mũi bất đối xứng nghiêm trọng
Trường hợp mũi dài ra sau phẫu thuật
Trường hợp mũi dài ra và lệch sau phẫu thuật
Trường hợp đã phẫu thuật nhưng sống mũi vẫn bị rộng và thấp
Trường hợp sống mũi và đầu mũi bị cong
Trường hợp sống mũi gồ ghề và đầu mũi bị hếch lên
Trường hợp đầu mũi bị hếch quá mức
Trường hợp nhìn thấy nhiều phần lỗ mũi
Trường hợp đầu mũi bị sệ nhiều
Trường hợp sống mũi to, đầu mũi dẹt và bị sệ
Trường hợp nâng đầu mũi quá cao
Trường hợp đầu mũi quá tròn và to
Trường hợp vật độn mũi bị lệch
Trường hợp vật độn bị bóng lộ hoặc sống mũi đỏ
Trường hợp cánh mũi bị méo
Trường hợp đầu mũi bị bóng đỏ và có thể chạm thấy được vật độn
Trường hợp không cải thiện được mũi quặp hoặc bị điều chỉnh quá mức
Trường hợp không cải thiện được mũi quặp hoặc bị điều chỉnh quá mức
Trường hợp bị bao xơ đầu mũi sau khi phẫu thuật làm mũi hếch nhiều
Trường hợp bị bao xơ đầu mũi sau khi phẫu thuật làm mũi hỉnh nhiều
Trường hợp bị bao xơ đầu mũi sau khi phẫu thuật làm mũi hỉnh nhiều
Nguyên nhân : Trường hợp phẫu thuật được tiến hành theo kế hoạch chưa đúng
Phương pháp điều trị : Tư vấn kĩ càng với khách hàng và xem xét tình trạng da, so sánh tỷ lệ khuôn mặt để có thể thiết kế dáng mũi phù hợp nhất.
Nguyên nhân : Do không tạo ra được trụ mũi chắc chắn, cứng cáp trong lần phẫu thuật đầu tiên, khiến cho đầu mũi bị xệ thấp sau một thời gian.
Phương pháp điều trị : Tái cấu trúc đầu mũi hoàn toàn từ sụn để cho đầu mũi có thể được dựng cao chắc chắn nhưng vẫn giữ độ mềm mại tự nhiên, duy trì hình dáng đầu mũi.
Nguyên nhân : Trường hợp phẫu thuật không tạo ra được đầu mũi đẹp với góc độ chuẩn cho hài hoà với gương mặt. Đây thực sự là khâu quan trọng nhất trong phẫu thuật mũi.
Phương pháp điều trị : Điều quan trọng là phải hài hòa với khuôn mặt, phải thực hiện tạo hình góc độ phù hợp. Tốt nhất nên tháo bỏ toàn bộ sụn đầu mũi hiện tại, tạo sống mũi thông qua việc cấy ghép sụn mới, sau đó điều chỉnh các góc độ.
Nguyên nhân : Phát sinh đối với các trường hợp đầu mũi không đủ cao, khi phẫu thuật không xử lý tốt lớp mỡ dưới da vùng đầu mũi, hoặc khi phẫu thuật sử dụng miếng sụn lớn làm bè đầu mũi.
Phương pháp điều trị : Tạo hình độ cao đầu mũi hợp lý, loại bỏ lớp mỡ dưới da và cấy sụn có chiều rộng hẹp hơn, làm cho đầu mũi thật tự nhiên và linh hoạt.
Nguyên nhân : Trường hợp do vật liệu nâng mũi tại đầu mũi bị hõm sâu vào trong, khi phẫu thuật cắt bỏ da nhiều hoặc trong trường hợp không điều chỉnh phần da bất cân xứng hai bên sống mũi.
Phương pháp điều trị : Nên sử dụng silicon có độ dày thích hợp ở phần sống mũi, sử dụng các loại trung bì da tự thân (lớp da sâu) hoặc trung bì da hiến để xử lý những phần da bị hõm, điều chỉnh các vị trí bị bất cân xứng.
Nguyên nhân : Do khi phẫu thuật đã bỏ qua mà không xử lý vấn đề hai bên xương mũi không đều hay sự bất cân bằng lực mô mềm. Cũng có trường hợp phẫu thuật mà không xử lý các vấn đề như lệch vách ngăn trong mũi, sự bất đối xứng của xương hay phần da bao bọc ngoài mũi. Ngoài ra, còn có trường hợp do vị trí của vật độn mũi quá cao, vật độn quá dài gây áp lực làm cong sống mũi.
Phương pháp điều trị : Tìm hiểu sự bất đối xứng của mô mềm và xương mặt một cách cẩn thận trước khi tiến hành phẫu thuật, điều chỉnh mức độ lệch của xương sụn vách ngăn mũi hoặc xương mũi, việc tạo sụn đầu mũi cũng rất quan trọng. Ngoài ra, phải sử dụng vật liệu nâng mũi với độ dài, và chiều cao phù hợp với da.
Nguyên nhân : Sử dụng vật liệu nâng mũi dài đến cả đầu mũi (bao gồm cả trường hợp có đắp sụn lên trên vật độn ở vùng đầu mũi), hoặc do một trường hợp phổ biến khác là khi phẫu thuật không xem xét kĩ tình trạng da mũi mà nâng đầu mũi cao, khiến da mỏng dần và bị lộ vật liệu độn.
Phương pháp điều trị : Đối với trường hợp da mũi tốt thì có thể sử dụng sụn và nâng đầu mũi lên, còn đối với trường hợp đầu mũi da quá mỏng thì cần một bước xử lý da bằng cách sử dụng thêm trung bì tự thân, trung bì hiến… trước khi thực hiện nâng đầu mũi.
Nguyên nhân : Trường hợp vật liệu nâng mũi có chiều dài và chiều rộng không khớp với da, gây áp lực, da quá mỏng hoặc trường hợp bị dị ứng với vật liệu nâng mũi.
Phương pháp điều trị : Thay vật liệu nâng mũi bằng loại khác, hoặc phủ lên vật liệu nâng mũi một lớp trung bì tự thân/trung bì hiến. Ngoài ra còn có thể xử lý bằng cách loại bỏ hẳn vật liệu nâng mũi, sau đó tiến hành tái phẫu thuật không dùng vật liệu độn mà thay vào đó chỉ sử dụng sụn tự thân, trung bì da tự thân/trung bì hiến.
Nguyên nhân : Trường hợp phẫu thuật chỉnh hình mũi gồ không đúng kỹ thuật sẽ làm hình dáng mũi gồ không quá thay đổi hoặc vẫn như cũ, trường hợp chỉnh quá đà sẽ có thể gây biến dạng như hõm xuống.
Phương pháp điều trị : Trường hợp mũi trở lại hình dáng ban đầu hoặc mũi vẫn còn gồ, thực hiện chỉnh đơn giản thông qua phẫu thuật gọt mũi gồ, trường hợp bị hõm xuống sẽ sử dụng sụn, bổ sung vào phần bị hõm.
Nguyên nhân : Trường hợp do không phẫu thuật xử lý gọt xương mũi hoặc gọt thiếu trong lần phẫu thuật trước, trường hợp da quá dầy hoặc quá bè.
Phương pháp điều trị : Cần tiến hành gọt xử lý xương mũi một cách chính xác để có thể giải quyết được trường hợp này. Trường hợp sụn hoặc mô mềm rộng thì cần cắt hoặc thu gọn lại cho cân đối. Khi phẫu thuật mũi cần nâng đầu mũi cao hợp lý, đồng thời thu gọn cánh mũi để thu nhỏ chiều rộng cánh mũi.
Nguyên nhân : Vật liệu nâng mũi cao hoặc có chiều rộng không khớp với xương sống mũi, trường hợp da mỏng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng này.
Phương pháp điều trị : Hạ chiều cao vật liệu nâng mũi hoặc độn vật liệu nâng mũi sao cho khớp với dáng xương mũi. Ngoài ra đối với trường hợp da mỏng, cần phủ lên vật liệu nâng mũi một lớp mạc thái dương hoặc trung bì hiến.
Nguyên nhân : Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bị nhiễm trùng hoặc dị ứng vật liệu nâng mũi, tuy nhiên tỉ lệ phát sinh rất thấp. Tỉ lệ phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng do Gore-Tex hay Silicon là vào khoảng 1.7%~2%.
Phương pháp điều trị : Thay loại vật độn mũi sang loại khác, hoặc tiến hành phẫu thuật mũi không dùng vật độn mà sử dụng các loại sụn sườn tự thân, sụn sườn, sụn tai, sụn vách ngăn… và các loại trung bì da tự thân, trung bì hiến. Quan trọng hơn hết là cần có sự tư vấn chính xác từ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong tạo hình mũi.
Nguyên nhân : Xảy ra khi mũi có hiện tượng bị bao xơ liên tục, do phương pháp phẫu thuật mũi không hợp lí, hoặc do mũi có hiện tượng bị nhiễm trùng và khiến đầu mũi dần bị hếch lên.
Phương pháp điều trị : Xử lý bóc tách các lớp kết dính của các tế bào mô da tại vùng bị bao xơ cho vùng da đầu mũi ổn định rồi sử dụng sụn vách ngăn, sụn sườn tự thân, sụn sườn hiến để nâng đầu mũi. Bằng cách này có thể duy trì được hình dáng mũi đẹp mà không gây tái phát chứng bao xơ đầu mũi. Đối với sống mũi có thể tiếp tục sử dụng vật độn nâng hay không thì còn tuỳ theo tình trạng mũi lúc đó, quan trọng nhất vẫn là cần sự tư vấn kỹ càng và chính xác từ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong tạo hình mũi.
Nguyên nhân : Xảy ra do mũi đã không cân xứng từ trước phẫu thuật, do phẫu thuật mà sụn vách ngăn và sụn cánh mũi bị ảnh hưởng về độ cân bằng vốn có, hoặc do các trường hợp sụn cánh mũi bị tổn thương nặng, bị cắt đi.
Phương pháp điều trị : Sau khi kiểm tra chính xác bằng hình ảnh trước khi phẫu thuật, đối với trường hợp sự bất đối xứng xảy ra do lần phẫu thuật đầu tiên thì sẽ tiến hành cấy sụn để điều chỉnh lại tỉ lệ cân bằng của sụn vách ngăn hoặc sụn cánh mũi, đối với trường hợp cánh mũi bị lệch thì dùng sụn tai hoặc sụn vách ngăn để điều chỉnh lại phần cánh mũi bị tổn thương.
Nguyên nhân : Hiện tượng nghẹt mũi xảy ra do các trường hợp sau lần phẫu thuật đầu tiên niêm mạc trong mũi bị sưng, sụn bị dày và lồi ra, trường hợp phần xương xoăn mũi dưới bị sưng, trường hợp vách ngăn mũi bị lệch không được xử lý trong khi phẫu thuật hoặc sau khi cấy sụn khiến vách ngăn bị lệch, trường hợp xảy ra hiện tượng mô mềm bị kết dính ở vùng giữa 2 thành mũi.
Phương pháp điều trị : Quan trọng là cần phải xử lý điều chỉnh lệch vách ngăn và bên cạnh đó là cấy sụn với độ dày thích hợp. Đối với vách ngăn bị cong thì cần xử lý cho thẳng với chiều rộng thích hợp. Đối với một số trường hợp khác còn cần thêm các phương pháp bổ sung như điều chỉnh thu nhỏ xương xoăn mũi dưới, xử lý mô mềm kết dính để mang lại kết quả tối ưu hơn. Quan trọng là cần có sự tư vấn và chẩn đoán thông qua 3D-CT từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm về tạo hình mũi.
Nguyên nhân : Phát sinh do vết rạch mổ trong lần phẫu thuật mũi trước hoặc do phần sụn được cấy vào bị lồi ra tạo nên sẹo.
Phương pháp điều trị : Loại bỏ đoạn sẹo lồi do phẫu thuật hoặc phần sụn đã được cấy và bị lồi, sau đó cấy lại sụn mới để chỉnh lại dáng mũi.
Nguyên nhân : Phát sinh viêm nhiễm do tiêm filler hay parafin từ người không phải nhân viên y tế, hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác như đổi màu da, hoại tử, chảy dịch…
Nguyên nhân : Trước tiên cần phải tiến hành điều trị xử lý nhiễm trùng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng không xử lý nhanh, lúc này nên điều trị xử lý nhiễm trùng ổn định trước rồi tiến hành lấy vật lạ ra, sau đó mới sử dụng hoàn toàn sụn tự thân để tái phẫu thuật mũi. Đòi hỏi cần có sự tư vấn và thăm khám của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm về tạo hình mũi.
3-4 tiếng
Tiền mê
Không nhập viện
5~7 ngày
Sau 1 tuần